Hướng dẫn tập luyện

3 điều người có đường huyết cao cần lưu ý khi tập thể dục

Lứa tuổi: 20 - 29, 30 - 39, 40 - 49

Tập thể dục rất tốt cho sức khoẻ của người có lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập chúng ta cũng cần lưu ý một số điều để tránh gây hại sức khoẻ và ảnh hưởng đến đường huyết.

Theo dõi đường huyết trước khi tập thể dục

Trước khi tập thể dục, chúng ta hãy kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu bạn đang dùng insulin hoặc các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết, hãy kiểm tra lượng đường trong máu 15-30 phút trước khi tập thể dục.

Lượng đường trong máu dưới 5,6 mmol/L là không an toàn và bạn nên ăn một ít bánh quy hoặc trái cây trước khi tập thể dục. Chỉ số đường huyết 5,6-13,9 mmol/L là phạm vi tương đối an toàn.

Đường huyết trên 13,9 mmol/L hoặc cao hơn thì việc tập thể dục có thể gây nhiễm toan ceton (biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường). Do đó, chúng ta nên tránh tập thể dục vào thời điểm này.

Cảnh giác với các triệu chứng hạ đường huyết khi tập luyện

Nếu bạn dự định tập thể dục hơn một giờ, hãy kiểm tra lượng đường trong máu 30 phút sau mỗi lần tập. Nếu lượng đường trong máu giảm xuống dưới 3,9 mmol/L hoặc cảm thấy run, mệt mỏi, bạn hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức và ăn nhiều hơn để tăng lượng đường trong máu.

Kiểm tra lượng đường trong máu sau luyện tập

Khi bạn tập thể dục cường độ càng cao thì lượng đường trong máu càng bị ảnh hưởng hơn. Nguy cơ hạ đường huyết vẫn xảy ra 4-8h sau khi tập thể dục.

Để giảm nguy cơ này, hãy ăn đồ ăn nhẹ có chứa carbohydrate tác dụng chậm sau khi tập thể dục, chẳng hạn như ngũ cốc, bánh quy, trái cây sấy khô...

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

© SIC 2021 - All rights reserved.