Hướng dẫn tập luyện

Tập luyện thể thao giúp tăng cường hiệu quả vắc xin

Lứa tuổi: 3 - 11, 12 - 19, 20 - 29, 30 - 39, 40 - 49, 50 - 59, 60 - 70

Một nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn giãn cách xã hội, những ai chăm chỉ tập thể thao cũng như ăn uống lành mạnh sẽ ít tăng cân hoặc mắc phải những vấn đề tâm lí. Một vài công trình gần đây của Sebastian Chastin và cộng sự cũng đã cho thấy việc sinh hoạt lành mạnh còn giúp ngăn ngừa tỉ lệ nhiễm bệnh cũng như tăng cường hiệu quả của vắc xin.

Dành ít thời gian cho những động tác bổ trợ đơn giản mỗi ngày sẽ giúp tăng cường hiệu quả của vắc xin và hệ miễn dịch

Tăng cường hiệu quả vắc xin

Đầu tiên phải kể đến lợi ích của tập thể thao với việc phòng ngừa bệnh.

Nhóm nghiên cứu của Chastin đã tìm ra những bằng chứng mới cho thấy ảnh hưởng tích cực của thể thao đến sức sức khỏe miễn dịch: những ai tập thể thao đều đặn sẽ chống chịu COVID-19 tốt hơn. Đầu tiên, thể thao giúp ta ít nhiễm bệnh do hệ miễn dịch phòng chống vi khuẩn tốt hơn. Nguyên nhân thứ hai là do những người nhiễm bệnh thường có bệnh nền hoặc tiền sử bệnh tim mạch và các vấn đề liên quan đến trao đổi chất, việc tập luyện thể thao sẽ giúp cải thiện hệ tim mạch và trao đổi chất, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Các dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy trong 560.000 người, tỉ lệ mắc bệnh hô hấp giảm 31% và tỉ lệ tử vong từ các bệnh này giảm 37%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy thể thao giúp tăng mật độ của các kháng thể và tế bào bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm, cũng như làm suy giảm số tế bào miễn dịch gây ra quá trình sưng tấy kinh niên. Vì vậy, một lối sống khoẻ mạnh cũng giúp phần giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi rút.

Không những vậy, một phát hiện quan trọng của nghiên cứu là sau khi tiêm đủ hai mũi vắc xin, những tình nguyện viên có chế độ tập luyện thể dục, thể thao đều đặn (hoặc ít nhất có vận động thường xuyên) sẽ sinh ra nhiều kháng thể hơn những người không quen tập thể thao. Điều này cũng có nghĩa là tập luyện giúp cơ thể ta phản ứng tốt hơn với vắc xin và góp phần cải thiện hệ miễn dịch sau tiêm chủng. Những ai thường xuyên tập luyện cũng có ít nguy cơ bị bệnh trở nặng hơn nếu nhiễm virus.

Những lưu ý khi tập luyện

Chúng ta không nên vì thế mà mất cảnh giác với COVID-19, vì hệ miễn dịch tốt không có nghĩa là chúng ta an toàn trước vi rút vô cùng nguy hiểm này, ngay cả ở những người khỏe mạnh. Chỉ với tiêm chủng và các biện pháp giãn cách xã hội, chúng ta mới có thể thoát khỏi đại dịch thành công. Còn nhớ, runner Diệu Trần, người vừa hoàn thành cự ly 330km ở giải Big Foot 200, có chia sẻ sau khi bị nhiễm COVID, tới 3-4 tháng sau cô vẫn chưa phục hồi 100% thể trạng, vẫn có những lúc hụt hơi khi vận động.

Cường độ tập luyện cũng rất quan trọng. Những người tập luyện nhẹ nhàng thì sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi ho và cảm lạnh hơn so với những người ngồi lỳ trên ghế sofa. Tuy nhiên, nếu tập với cường độ quá nặng, nhất là trong thời điểm vi rút đang lây lan như hiện nay thì có thể phản tác dụng. Nghiên cứu cho thấy rằng mỗi khi ta tập luyện cường độ cao hơn 90 phút, cơ thể sẽ yếu hơn trong khoảng 72 giờ ngay sau đó, và vì thế sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Do đó, cần tuyệt đối tránh những buổi chạy interval quá nhanh, hay đẩy tạ quá nặng và nhiều lần.

Giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ

Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ có chất lượng tốt trong tám giờ hoặc hơn mỗi đêm là nền tảng của sự bình phục và phục hồi vững chắc cho tất cả các vận động viên. Những giấc ngủ ngắn và khả năng ngủ ngắn trong ngày cũng rất tốt nếu bạn có thời gian để sắp xếp chúng. Nhiều người có thể có các phương pháp khác nhau để hồi phục sau khi luyện tập như massage, dùng roller foam, uống đồ uống hồi phục recovery v.v.. Nhưng tôi dám cá rằng ngủ là biện pháp hiệu quả nhất để cơ thể điều tiết và hồi phục.

Nếu bạn đang phải chịu đựng các giấc ngủ bị gián đoạn khó tránh, thì điều quan trọng là bạn phải cân nhắc sửa đổi kế hoạch luyện tập để giảm bớt căng thẳng (tức là các buổi ngắn hơn và ít căng thẳng hơn), đặc biệt là vào những ngày mà giấc ngủ bị ảnh hưởng vào đêm hôm trước.

Cuối cùng, đó là uống nước. Giữ nước đủ đóng một vài vai trò hỗ trợ trong việc duy trì hệ thống miễn dịch “chạy mượt mà”. Tin hay không thì tùy, nhưng nước bọt và nước mũi của bạn tạo thành một phần quan trọng trong cơ thể của bạn, tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại nhiễm trùng. Chúng chứa các enzyme kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi trùng trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Vì mất nước có thể làm tổn hại đến việc sản xuất các chất lỏng này, nó có thể làm yếu tuyến phòng thủ đầu tiên này.

© SIC 2021 - All rights reserved.